Nếu bạn là người mới trong lĩnh vực Airdrop, hãy tham khảo chuỗi bài Airdrop 101.
Bài viết này mình sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm cá nhân để đi tìm:
“Cách đánh giá dự án Airdrop tiềm năng”
Dự án tự khai
Đây là những kiểu dự án dễ nhận biết nhất là có airdrop hay không, vì họ sẽ thể hiện rõ cho người dùng thông qua:
- Tài liệu tokenomic: Trong tokenomic của mình họ sẽ ghi rõ một phần token cho Airdrop
- Sự kiện Airdrop: Dự án sẽ tạo ra các chương trình, sự kiện mà phần thưởng là token của họ
- Tích điểm (point): Đây là phương án mà rất nhiều dự án đang sử dụng. Người dùng tương tác với sản phẩm của dự án, tích điểm, và dự án sẽ airdrop dựa vào điểm mà người dùng tích luỹ.
Dự án úp mở
Có những dự án có kế hoạch airdrop nhưng không nói rõ ràng.
Thậm chí có những dự án không hề có kế hoạch airdrop trong ngắn hạn, nhưng sau một thời gian phát triển thì mới thêm việc airdrop vào kế hoạch của họ.
Vậy làm sao để biết dự án có Airdrop hay không? Trong khi đến dự án còn không biết mình có nên airdrop cho cộng đồng hay không…
Đương nhiên với trường hợp này sẽ không có cách nào chắc chắn 100%.
Như vậy chúng ta chỉ có thể dự đoán, và sau đây là một vài điểm để xác suất dự đoán tăng cao:
- Dự án bắt đầu nhắc về những từ khoá “phi tập trung” (decentralized), “Vì cộng đồng” (for community), “Quản trị phi tập trung” (Decentralized governance). Đại khái là những từ khoá nó về việc phi tập trung dự án, hướng về cộng đồng, hướng về người dùng.
- Dự án gọi được vốn: Thường những dự án gọi vốn họ sẽ airdrop cho người dùng (vì họ có tiền, đương nhiên là vì nhiều mục đích khác nữa, cơ mà nghĩ thế cho khoẻ, phân tích thêm không giải quyết được gì)
Trên đây là 2 điểm chính có thể dựa vào để dự đoán dự án có airdrop hay không.
Ngoài ra có thể theo dõi các hint (gợi ý) từ các admin trên discord khi cộng đồng hỏi về Airdrop. Theo dõi twitter của founder – người sáng lập dự án. Cách này thì có hơi mất thời gian và phải theo dõi lâu dài.
Bản thân mình thì chủ yếu dựa vào dự án gọi được vốn, thế là nhanh nhất.
Sau đó thì theo dõi cách dự án phát triển để xác định số vốn có thể bỏ ra với dự án.
Đương nhiên vì là dự đoán nên luôn sẵn sàng tâm lý mình có thể dự đoán sai. (Đặc biệt một vài dự án còn có những bước đi rất khó lường)
Kết luận
Trên đây là kinh nghiệm của mình để “Đánh giá dự án Airdrop tiềm năng.”
Mình đã dùng những kiến thức đơn giản trên để ăn vô số những kèo airdrop trên thị trường.
Theo quan sát của mình, gần như các KOL hay group lớn về Airdrop cũng chỉ có dựa vào như những điều mình kể ở trên để xác định dự án có airdrop hay không.
Chẳng có gì cao siêu hay to tát hơn cả. Đừng làm mọi chuyện phức tạm quá.
Nếu bạn có kinh nghiệm gì hay ho, hãy chia sẻ ở phía dưới bình luận, chúng ta cùng nhau trao đổi thêm.
Tham gia telegram để không bỏ lỡ các bài viết mới nhất